Bds161's Blog

Archive for Tháng Mười Một 2009

Hàng trăm nhà đầu tư với tổng số 405 hồ sơ đã tham gia đấu giá quyền sử dụng (QSD) đất tại khu Vai Réo, xã Phú Cát, Quốc Oai, Hà Nội sáng 28/11/2009, trong khi chỉ có 28 ô đất tái định cư (mỗi ô có diện tích hơn 120m2) được đem đấu giá. Đọc tiếp »

  1. Tài sản đấu giá: – Quyền sử dụng 214,5m2 đất ở và tài sản trên đất tại thửa đất số 39, tờ bản đồ số 09 tại thôn Tiên Hội – xã Đông Hội – huyện Đông Anh – Hà nội (chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

–         Giá khởi điểm: 1.035.700.000 đồng.

  1. Thời gian tham khoả hồ sơ, đăng ký xem tài sản, xem tài sản và đăng ký đấu giá:

Từ ngày 30/11/2009 đến hết ngày 30/12/2009.

  1. Thời gia tổ chức đấu giá (dự kiến): 9h, ngày 06/01/2010.

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu thông tin về tài sản và hồ sơ xin iên hệ:

Công Ty CP Đấu Giá Thăng Long

Số 130 Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà Nội

Điện thoại: 04.628 52501; fax: 04.355 77728

Người có tài sản đấu giá:

Chi cục Thi hành án Dân sự Huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội.

Số điện thoại: 04.626 30207

Theo laodong

 

Do nhu cầu nhà đất rất lớn nên việc đầu tư vào thị trường bất động sản hằng năm lợi nhuận có thể đạt từ 25% – 30%, nếu gặp đột biến có thể lên tới 150%.

Đó là đúc kết của hầu hết các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính và bất động sản (BĐS) tại buổi tọa đàm “Lựa chọn kênh đầu tư tài chính: Vàng – Ngoại tệ – Chứng khoán – Bất động sản” do Hiệp hội BĐS TPHCM (Horea) tổ chức vào ngày 28-11, thời điểm các thị trường này đang chịu nhiều biến động.
Yếu tim đừng chơi chứng khoán
Theo tiến sĩ Đỗ Thị Loan, Tổng Thư ký Horea, từ ngày 26-9, thị trường BĐS tuy có dấu hiệu đi xuống do “vướng” phải rào cản về việc áp thuế thu nhập cá nhân đối với trường hợp mua bán, chuyển nhượng nhà đất “lúa non”.

Tuy nhiên, hiện những vướng mắc này đang được kiến nghị tháo gỡ. Cũng theo bà Loan, đầu tư BĐS gần như an toàn nhất, không làm đau tim, mất ngủ, mất thời gian vì ngày nào cũng phải lên mạng xem chứng khoán tăng hay giảm, phải bám sàn… “Muốn có tuổi thọ lâu dài, lợi nhuận ổn định nên đầu tư vào BĐS” – bà Loan nhấn mạnh. Bà Loan dẫn chứng một trường hợp đầu tư vào nền đất mang lại lợi nhuận lớn.

Cách đây 6 năm, một khách hàng đầu tư vào 3 nền đất (diện tích mỗi nền 160 m2) ở quận 2 với giá trị mỗi nền 800 triệu đồng. Mới đây, mỗi nền này có giá trị trung bình từ 4,5 tỉ đồng. Như vậy, chỉ với 2,4 tỉ đồng vốn ban đầu, hiện số tiền thu về là 13,5 tỉ đồng, mức lợi nhuận sinh lợi trên vốn đạt gần 500%.

Đồng tình với ý kiến này, ông Lý Hoàng Anh, Phó trưởng Khoa Thị trường chứng khoán Đại học Ngân hàng TPHCM, cho rằng đầu tư vào BĐS, nếu có xuống cũng còn căn nhà, miếng đất, đầu tư vào vàng thì còn miếng vàng. Nhưng đầu tư vào chứng khoán, nếu thị trường đi xuống đáy thì gần như mất sạch… (!?).

Ngắn hạn “chơi” vàng
Ông Đỗ Minh Toàn, Phó Tổng Giám đốc ACB, cho rằng “chơi” vàng là kênh đầu tư khá rủi ro, bởi ngày hôm qua giá vàng liên tục tăng nhưng ngày mai lại rớt thê thảm. Thậm chí trong vòng một giờ, giá đôi khi biến động rất nhiều lần. “Vàng đầu tư lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng rất lớn. Nếu những nhà đầu tư nào có tinh thần thép hãy tham gia đầu tư vào kênh này” – ông Toàn nói.

Còn ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý thuộc Ngân hàng NN-PTNT, cũng đồng tình là lĩnh vực  đầu tư vàng cực kỳ nguy hiểm, bởi người “ăn” rất ít mà người thua thì nhiều. Trước hết về mặt vốn, muốn đầu tư vàng thì có 10 đồng vốn nên bỏ vào vàng chỉ 2 đồng, còn lại 8 đồng để nuôi… vì biến động giá vàng cực kỳ lớn.

Ông Trí cho biết nhiều lần ông khuyên các nhà đầu tư lãi thì nên bán đi, chỉ lấy lãi để đầu tư, nhưng nhà đầu tư lòng tham quá lớn, đã không chốt lãi và còn bị lỗ. Do “lướt sóng” vàng cực kỳ nguy hiểm nên “ăn non” một chút và phải biết kiểm soát lòng tham…

Bất động sản rủi ro thấp
Theo ý kiến của các chuyên gia tại buổi tọa đàm, không thể có chuyện cả 4 thị trường cùng “nóng” mà thường chỉ có một, nếu nhà đầu tư quan tâm tăng lên ở thị trường nào đó thì luồng tiền sẽ chảy vào đó, do 4 thị trường này liên thông với nhau nên nhà đầu tư khôn ngoan phải biết nghe ngóng thông tin và “đánh hơi” để nắm bắt được cơ hội sinh lợi.

BĐS có hệ số rủi ro thấp hơn chứng khoán hay vàng, dẫn đến mức độ sinh lời vì thế cũng không được cao trong thời gian ngắn hạn. Đầu tư BĐS là trung hạn và dài hạn nên phải có một tầm nhìn từ 3 năm, 5 năm thậm chí là 10 năm.

Hiện các ngân hàng cho vay mua BĐS trong thời gian 15-20 năm, tuy nhiên trên thực tế chỉ 5-10 năm, cho nên đây cũng là một dạng rủi ro phải cần phải xem xét trước khi đầu tư. Tuy vậy, do nhu cầu nhà đất của người dân rất lớn nên việc đầu tư vào thị trường BĐS, hằng năm lợi nhuận có thể đạt được từ 25%-30%.

Còn ông Lê Chí Hiếu, Công ty Cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức, cho rằng kênh địa ốc lợi nhuận cao hơn những kênh khác từ 20%-30%, thậm chí khi có đột biến sẽ lên đến 100%-150%.

Theo Hoàng Lan – nld

Sáng ngày 28/11/2009, đã diễn ra phiên đấu giá đất phường Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây, TP.Hà Nội. Đọc tiếp »

Diễn biến thị trường bất động sản (BĐS) TP.HCM hiện không như mong đợi của nhiều nhà đầu tư. Việc nhận định sai về thị trường đã khiến không ít nhà đầu tư lỡ “ôm” hàng từ đầu năm với ý định “lướt sóng” đang phải đối mặt với áp lực từ những khoản vay.

Là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư BĐS, anh Dương Hùng (quận 2, TP.HCM) cho biết, anh đang bị “mắc cạn” một căn hộ cao cấp với tổng giá trị gần 3 tỷ đồng của Dự án Blooming Park (phường An Phú, quận 2, TP.HCM). Khi dự án này tung hàng ra thị trường hồi đầu năm, anh đã mua căn hộ trên (giá 30 triệu đồng/m2) với ý định đầu tư một thời gian, sau đó bán đi kiếm chênh lệch.

Tuy nhiên, theo anh Hùng, mặc dù đã ký gửi nhiều tháng nay tại các sàn giao dịch BĐS, cũng như đăng tin trên báo với giá gốc…, nhưng vẫn không có khách hỏi mua. “Blooming Park là dự án có vị trí khá đắc địa (nằm ở trung tâm quận 2), nên chỉ cần thị trường sôi động là sang tay kiếm lời được ngay. Nhưng từ đầu năm đến nay, thị trường căn hộ, nhất là căn hộ cao cấp dường như bị ‘ngủ đông’, nên không có khách hàng mua”, anh Hùng nói và lo ngại, từ nay đến cuối năm, thị trường khó có thể khởi sắc, do phải đối mặt với nhiều thông tin không tốt (thuế thu nhập từ kinh doanh BĐS, tín dụng cho BĐS bị siết lại…).

Tháng 6/2009, trong lần đi uống bia với chiến hữu là giám đốc một sàn giao dịch BĐS tại TP.HCM, anh T.Q, một nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường chứng khoán, đã được chiến hữu ghé tai bật mí, vừa mua sỉ được lô sản phẩm của dự án căn hộ tại quận Bình Tân. Với mức giá gốc 581 triệu đồng/căn hộ (diện tích 47 m2), chiến hữu này cho biết, chỉ cần bỏ ra 120 triệu đồng để thanh toán 20% giá trị căn hộ, sau đó sẽ “lướt sóng” kiếm chênh lệch cao hơn.

Dù không nhiều tiền, nhưng nghe “bùi tai”, anh T.Q đã rút bớt một phần tiền từ chứng khoán để mua một căn với hy vọng lướt sóng kiếm lời. Tuy nhiên, đã nhiều tháng qua, dù ngày nào anh T.Q cũng gọi điện thoại đốc thúc chiến hữu bán giúp căn hộ, nhưng luôn nhận được câu trả lời: “Chưa có khách hàng!”.

Cách đây nửa tháng, anh T.Q nhận được thông báo của chủ đầu tư gọi đến nộp tiếp 10% (tương đương 59 triệu đồng), thế là anh Q. phải “cắn răng” bán thêm chứng khoán để rót tiền vào căn hộ, dù giá chứng khoán đang xuống. “Cứ cách 2 tháng, tôi phải đóng 58 triệu đồng theo tiến độ dự án. Tình hình này không biết thời gian tới phải xoay sở cách nào”, anh Q. bộc bạch.

Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng giao dịch BĐS Vinaland Chi nhánh Phú Mỹ Hưng (quận 7, TP.HCM) cho biết, hiện những căn hộ cao cấp ở quận 2 như Blooming Park, The Vista, Riverside hay Sunrise ở quận 7… hầu như không có khách hỏi mua, mặc dù giá không tăng, thậm chí còn giảm.

“Nếu mua nhà, đất lúc này với mục đích để an cư, lạc nghiệp, thì tốt, vì giá đất căn hộ ở TP.HCM đang ở mức hợp lý. Còn nếu mua với mục đích để đầu tư, cần phải cân đối nguồn tài chính, vì sản phẩm có thể chưa bán được ngay. Đặc biệt, nhà đầu tư không trường vốn, không nên lướt sóng căn hộ vào thời điểm này”, ông Hải khuyến cáo.

Theo Đầu tư

Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên rộng 446,92 ha nằm tại thành phố  Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng mức đầu tư 8.700 tỷ đồng, thực hiện xây dựng 13 năm (2007 – 2020).

Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIG-HoSE) chủ đầu tư Dự án cho biết, UBND Tỉnh Vĩnh Phúc đã ra Quyết định số 4069/QĐ-UBND ngày 20/11/2009 về việc Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên, Tp.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc – Giai đoạn I – Tỷ lệ 1/500.

Giai đoạn I của dự án Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên được đầu tư xây dựng trên diện tích 194,74 ha. Đất xây dựng nhà ở 84.28 ha, chiếm 43,28%, công viên cây xanh mặt nước 35,06 ha chiếm 18%, đất giao thông 56,03 ha chiếm 28,77%, đất công vụ 19,38 ha chiếm 9,95%.

Dự án được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, diện tích 446,92 ha thuộc địa phần thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng mức đầu tư dự án là 8.700 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự kiến khoảng 13 năm (2007-2020) chia làm 03 giai đoạn.

DIG đã quyết định khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1, quy mô 194,74 ha vào 17/12/2009. Địa điểm thuộc địa giới hành chính phường Khai Quang, Thanh Trù, Tp.Vĩnh Yên và xã Quất Lưu, Bình Xuyên – Vĩnh Phúc.

K.T
Theo DIG

Với những “chiêu” làm giá của chủ đầu tư và đội
ngũ “cò” nhà đất khách hàng phải trả số tiền từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng.
Từ bán suất mua “ưu đãi”…

Một trong những chiêu làm giá “kinh điển” của giới chủ đầu tư là bán các suất mua “ngoại giao”, “ưu đãi” từ 6 tháng đến 1 năm trước khi dự án chính thức khởi công. Để làm được điều này, chủ đầu tư sẽ giới thiệu các suất này qua một “đầu nậu”.

Các đầu nậu này gửi thông tin đến hệ thống các đại lý và khi người có nhu cầu gọi đến công ty thường nhận được câu trả lời: “Công ty chưa bán hàng”. Tuy nhiên, chỉ cần để lại số điện thoại với lời nhắn đang cần nhà, khách hàng sẽ được nhân viên công ty giới thiệu đến người có hàng với tư cách bán hộ cho người có suất mua ưu tiên theo diện “ưu đãi” hoặc suất “ngoại giao”.

Vào bất kỳ trang web nào có thông tin mua – bán bất động sản đều có thể tìm được loại hàng hoá bất động sản “ưu đãi” hoặc “ngoại giao” kiểu này. Tại một dự án nổi tiếng ở khu vực phía Tây Hà Nội, trong khi chủ đầu tư khẳng định chưa cung hàng ra thị trường, nhưng những ai quan tâm đến Dự án, đều có thể dễ dàng tìm được các thông tin về các suất mua biệt thự theo diện “ngoại giao”.

Người mua chỉ việc trả cho người bán số tiền chênh lệch (800 triệu – 2 tỷ đồng/căn, tùy từng thời điểm) để được vào tên trong hợp đồng mua bán trong tương lai. Mọi cam kết trong hiện tại chỉ là bản giấy viết tay và sơ đồ dự án photocopy có đánh dấu vị trí khu đất.

Tất cả các dự án nhà ở chuẩn bị tung ra thị trường đều có các suất “ngoại giao” bán theo kiểu trên. Người mua có thể tìm thấy trên mạng đầy rẫy các thông tin bán các suất mua căn hộ “ưu đãi”, “ngoại giao” tại các dự án nhà ở, từ dự án cải tạo chung cư cũ thành chung cư mới tại Thái Hà, Láng Hạ, Thành Công, Giảng Võ, Kim Liên… đến các dự án khu đô thị mới như Văn Phú, Mỗ Lao, Xa La, Kim Chung, Di Trạch, Vân Canh… trên các trang báo rao vặt, hoặc trang web về bất động sản.

Thậm chí, 2 dự án nhà ở xã hội được Sở Xây dựng Hà Nội khởi công mới đây tại Dịch Vọng (Cầu Giấy) và Việt Hưng (Long Biên) cũng có thông tin về hàng chục suất ngoại giao như vậy, với điều kiện người mua trả tiền chênh lệch 200 triệu đồng/căn.

Một dự án cải tạo chung cư cũ trên đường Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội) cũng vừa rao bán các suất mua nhà “ưu đãi” với mức giá 1.500 USD/m2. Tất cả những thông tin này được loan truyền theo đường “rỉ tai” và rất khó tìm được bằng chứng để quy trách nhiệm cho chủ đầu tư.

 

… đến cung hàng “nhỏ giọt”

 

Theo quy hoạch, mỗi dự án nhà ở có ít nhất hàng trăm căn hộ chung cư và nền biệt thự, nhưng mỗi đợt, chủ đầu tư chỉ cung hàng ra thị trường khoảng vài chục căn để thăm dò phản ứng thị trường. Nếu thị trường tỏ ra “mặn mà”, ngay lập tức, giá bán sẽ được đẩy lên. Người mua sau nhìn người mua trước bán có lời, lập tức đổ xô đến đặt suất mua nhà dự án!

Ví dụ, một dự án chung cư vừa làm xong phần móng tại Khu đô thị Xa La mới đây kêu gọi góp vốn từ cuối năm 2008. Hợp đồng được thực hiện dưới dạng chủ đầu tư vay vốn khách hàng, đổi lại, khách hàng được hưởng quyền mua căn hộ tại dự án.

Ban đầu, chủ đầu tư chỉ “chủ trương” cho người trong công ty góp vốn (nhưng không cam kết cụ thể giá bán là bao nhiêu). Sau khi dự án hoàn thiện phần móng, chủ đầu tư sẽ có các chiến dịch PR trên các phương tiện thông tin đại chúng. Khi khách hàng biết thông tin đến hỏi thường nhận được câu trả lời là chỉ còn rất ít hợp đồng góp, hoặc thái độ lửng lơ của nhân viên công ty.

Mức giá ban đầu mà công ty cam kết bán cho nhân viên là 11 – 12 triệu đồng/m2, nhưng khi đến tay khách hàng, mức giá đã đội lên 13,5 – 14,5 triệu đồng/m2 với lý do “khan hàng”. Kết quả là, đã có lúc giá tại khu chung cư này được đẩy lên 16 – 17 triệu đồng/m2.

Đây là cách thức làm giá khá phổ biến của các chủ đầu tư từ Bắc chí Nam. Tất cả những dự án tổ chức bốc thăm, đặt cọc tiền vào ngân hàng để hưởng quyền mua nhà… thời gian qua đều nằm trong “chiêu” này.

Trên thực tế, số lượng người mua nhà thật sự không đông đến gấp 5 – 7 lần số căn hộ được bán ra, nhưng một đội ngũ “cò” hùng hậu sẵn sàng làm diễn viên “đóng thế” để tạo không khí “mua tranh bán cướp” cho những buổi bốc thăm đặt chỗ này.

 

… và giá niêm yết “đến hẹn lại lên”

 

Một thứ luật bất thành văn được chủ đầu tư và giới đầu cơ bất động sản cam kết với nhau là giá bán sơ cấp (giá do chủ đầu tư công bố) đợt sau phải cao hơn đợt trước. Có những dự án tại khu vực Hà Đông, đường Lê Trọng Tấn thời gian qua, đều đặn 3 tháng một lần lại được chủ đầu tư “điều chỉnh giá bán” theo hướng tăng.

Cách làm đơn giản này tỏ ra rất hiệu quả khi cho phép những khách hàng đặt suất mua nhà trước đó có thể nhìn thấy và tính toán được khoản lợi nhuận từ căn hộ mà mình đã đầu tư, mặc dù đó chỉ là lợi nhuận kiểu “bánh vẽ”. Với cách này, thị trường liên tục rơi vào trạng thái “rượt đuổi”, vì người mua sau sợ chậm chân, giá sẽ càng tăng nữa.

Chính vì kiểu giá bán nhà “đến hẹn lại lên” này mà giữa năm 2009 đã có những xích mích từ phía khách hàng với chủ đầu tư Dự án tháp căn hộ Keangnam trên đường Phạm Hùng (Hà Nội). Nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng phản ứng là vào thời điểm đó, khi thị trường trầm lắng, để đẩy hàng, chủ đầu tư chấp nhận bán căn hộ với mức giá thấp hơn trước đó.

Hành động này không chỉ “phá lệ” khi người mua nhà sau lại được hưởng giá “mềm” hơn những người mua trước đó, mà quan trọng hơn, những người mua trước đó rất khó “lướt sóng” những căn hộ đã mua. Chủ đầu tư đã phải giải thích với khách hàng mua trước là những căn hộ bán sau là những căn bán “vét”, có diện tích và hướng không đẹp bằng những căn hộ đã bán trước đây!

 

Tất cả là nghệ thuật “làm giá”

 

Ông Hà Xuân Nam (trú tại Khu tập thể Vĩnh Hồ, Đống Đa, Hà Nội), một người đã từng tham gia “lướt sóng” nhiều dự án bất động sản cho rằng, không có hoặc có rất ít “đầu nậu” hoặc cá nhân được hưởng toàn bộ số tiền chênh lệch hàng tỷ đồng/nền biệt thự hay hàng trăm triệu đồng/căn nhà ở xã hội mà họ đều phải “ăn chia” theo tỷ lệ nhất định với chủ đầu tư. Đó vừa là một cách huy động vốn (trước khi dự án làm xong hạ tầng theo luật), vừa là cách để nâng giá của chủ đầu tư.

Chẳng hạn, với dự án nhà ở, nếu chủ đầu tư đưa toàn bộ các căn hộ trong dự án ra thị trường với mức giá cố định nào đó, thì rất mạo hiểm. Một là, khách hàng sẽ không mua để chờ giá xuống. Hai là, đầu nậu “ôm” hết rồi bán lại, thì chủ đầu tư không có “siêu lợi nhuận”. Hoặc với dự án nhà ở xã hội, Nhà nước quy định giá bán 350 triệu đồng/căn hộ có diện tích 45 m2 và được trả góp trong thời gian 10 năm (không phải trả lãi).

Để có lời “chút đỉnh”, chủ đầu tư buộc phải bán qua “đầu nậu” dưới chiêu bài “suất mua ưu đãi” để thu thêm của khách hàng 200 triệu đồng/căn, trước khi dự án giao nhà!

LS. Trần Đình Triển (Văn phòng Luật sư Vì dân), người đã tham gia bảo vệ quyền lợi cho người mua nhà, đất dự án cho biết, vì lợi nhuận cao, người mua đã bất chấp những rủi ro có thể xảy ra khi tham gia ký các hợp đồng góp vốn, mua nhà trước khi dự án làm xong hạ tầng theo quy định của pháp luật.

Thực tế thời gian qua xảy ra hàng loạt vụ việc chủ đầu tư ôm tiền của khách hàng bỏ trốn, hoặc thế chấp tài sản của khách hàng để vay vốn ngân hàng, chính là một trong những hệ quả mà người mua bất động sản phải gánh chịu trước những “chiêu” làm giá của chủ đầu tư.

Theo Hà Quang
Báo Đầu tư

(Phần III)

Làm gì trong cơn hỗn loạn?

Khi cuộc khủng hoảng nổ ra, thị trường tiền tệ, hàng hoá hỗn loạn. Vì không được chuẩn bị trước nên nhiều quyết định ngờ nghệch, ngu xuẩn đã làm tình hình trở nên trầm trọng hơn.

Đọc tiếp »

Nhãn:

Cơn sốt vàng, bất động sản, USD… thời gian qua đã khiến nhiều chuyên gia lo ngại trước nguy cơ bong bóng tài sản, nhiều hàng hóa bị đẩy cao so với giá trị thực của nó. Tuy nhiên, xu hướng lựa chọn thời cơ thích hợp, không mua băng mọi giá của người dân hiện nay đang là một tín hiệu đáng mừng để hạn chế nguy cơ này. Sự hạ nhiệt của thị trường bất động sản Hà Nội những ngày gần đây là minh chứng rõ ràng cho điều đó.

 

Không mua bằng mọi giá

 

Bà Nguyễn Thị Hà (Đống Đa – Hà Nội) làm một phép so sánh, trước đây, với 500 đồng, bà có thể mua được một mớ rau phục vụ cho bữa ăn gia đình. Còn giờ đây, 500 đồng mua mấy cọng hành, nhiều người bán hàng thậm chí còn không muốn bán.

 

Từ câu chuyện con cá, mớ rau nhỏ nhất ấy cũng đủ để thấy, trên thị trường Việt Nam, nhiều hàng hóa đang bị đẩy xa so với giá trị thực của nó.

 

Rõ nhất trong vấn đề này là giá bất động sản. Vợ chồng anh Nam, chị Hải có khoảng 600 triệu đồng. Rong ruổi gần một tháng tìm mua nhà đất ở Hà Nội, đến chỗ nào anh chị cũng nhận được cái lắc đầu rằng, với số tiền đó thực sự rất khó mua. Kể cả ở những vùng cách xa Hà Nội hơn 20 cây số như Tây Tựu, Hoài Đức…, giá đất cũng bị hét từ 10 triệu – 23 triệu/m2. Những vùng trước đây thường bị chê vì cơ sở hạ tầng, đường sá, nước nôi chưa tốt như Thanh Trì, Cầu Bươu… có nơi cũng bị hét lên 30 triệu/m2 đất.

 

Tuy nhiên, theo một người bạn của tôi làm trong lĩnh vực bất động sản thì “hét cứ hét thế thôi, chứ thực sự chả mấy người mua”. “Như bản thân em, giá đấtcao quá, em tội gì phải mua bằng được, đúng không? Tội gì không chờ lúc giá xuống” – chị nói.

 

Xu hướng không mua bằng mọi giá của người dân là nguyên nhân chính khiến cơn sốt nhà đất Hà Nội mấy ngày gần đây hạ nhiệt, giao dịch chững lại và giá cũng có xu hướng đi xuống. Nhiều sàn giao dịch giảm 60-80%, cá biệt một số sàn từ đầu tháng đến nay gần như không mua bán. Lãnh đạo một sàn giao dịch bất động sản cho hay, đất nền và chung cư đều ở trạng thái giữ hoặc giảm giá.

 

Một số dự án như Kim Chung- Di Trạch, Tân Tây Đô, Cienco 5… đều đang ở trạng thái án binh bất động, không có người hỏi mua mặc dù giá giảm từ 500.000 đến 1 triệu đồng/ m2. Một loạt khu chung cư gây sức hút lên thị trường trong tháng trước đã nhanh chóng rơi vào trạng thái bão hòa hai tuần gần đây. Người mua không còn sẵn sàng dốc tiền chi trả những khoản chênh lớn cho các suất trao tay.

Cảnh giác với nguy cơ bong bóng tài sản

 

Trong một Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), ông Vikram Nehru, Chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Đông Á- WB đã cảnh báo, cùng với đà phục hồi, kinh tế Việt Nam đang xuất hiện một số bong bóng tài sản khi giá một số hàng hóa đang bị đẩy xa so với giá trị thực của nó.

 

Làm một phép tính đơn giản. Hiện nay, giá nhà đất, chung cư ở Hà Nội trung bình đều trên 1 tỷ. Với thu nhập công nhân viên chức của cả hai vợ chồng khoảng 10 triệu đồng/ tháng, trừ các chi phí sinh hoạt, tối đa tiết kiệm được 5 triệu đồng/ tháng. Như vậy, phải hơn 20 năm sau, người dân mới đủ khả năng sở hữu một căn nhà của mình (đó là chưa tính đến sau 20 năm nữa, không biết 1 tỷ đó có còn mua được nhà nữa không). Với công nhân viên chức thu nhập khá là vậy, còn với công nhân, người lao động chân tay… thì nhà cửa trở thành một giấc mơ không có thật.

 

Bởi vậy, theo nhiều chuyên gia, Việt Nam cần thận trọng trong các chính sách kinh tế nhằm tránh những cú sốc lạm phát quay lại, đặc biệt, trong thời điểm gói kích cầu thứ hai đang được triển khai nay.

 

 

Theo KTDT – Bài, ảnh: Đinh Trần

 

Hiện là thời điểm thích hợp để đầu tư bất động sản tại TP.HCM, vì so với nhu cầu thực tế và chi phí đầu tư hạ tầng, giá đất ở địa phương này đã khá thấp.

Trong khi thị trường bất động sản ở Hà Nội thời gian gần đây ít nhiều diễn ra những đợt “sốt nóng”, thì ở TP.HCM lại chưa có tín hiệu khởi sắc nào. Tuy nhiên, theo nhận định của giới chuyên môn, đây là thời điểm thích hợp để an cư và đầu tư, đặc biệt là đối với các dự án có vị trí tốt.

Thị trường bất động sản TP.HCM chựng lại khá lâu, với nguyên nhân chính được nhận định là chính sách thuế thu nhập cá nhân từ kinh doanh bất động sản chưa thông, khiến nhiều nhà đầu tư ngưng giao dịch để chờ đợi thông tin hướng dẫn rõ ràng.

Theo nhận định của các chuyên giá BĐS, giá bất động sản ở TP.HCM khó có thể xuống sâu hơn được nữa, bởi phần lớn các dự án được bung ra chào bán trong thời gian qua không phải là giá “ảo” như những năm trước, mà là giá gốc, tức mức giá đã được các chủ đầu tư cân đối.

Trong khi đó, giá nhân công, nguyên vật liệu xây dựng có chiều hướng tăng lên, nên giá bất động sản khó có thể xuống thấp hơn. Do vậy, với những người có nhu cầu thực sự về nhà ở, thì đây là thời điểm tốt để an cư.

Xét ở góc độ đầu tư, theo ông Trần Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty Bất động sản Vinaland, đây là thời điểm thích hợp để đầu tư bất động sản, vì so với nhu cầu thực tế và chi phí đầu tư hạ tầng, thì giá đất hiện nay ở TP.HCM đã khá thấp.

“Trong các kênh đầu tư phổ biến hiện nay, như vàng, chứng khoán, bất động sản… thì đầu tư vào bất động sản xem ra đang có nhiều lợi thế. Với vàng, kênh đầu tư này có nhiều biến động và khó tính toán, nên sẽ không thu hút được nhiều nhà đầu tư. Chứng khoán là một kênh đầu tư khá hấp dẫn, nhưng cũng nhiều rủi ro và đòi hỏi nhà đầu tư phải am hiểu thị trường. Còn với bất động sản, đây là kênh dễ đầu tư và bảo toàn được nguồn vốn”, ông Hoàng nói.

Theo ông Hoàng,thời gian tới, cơ hội đầu tư bất động sản sẽ chỉ tập trung ở những nơi có lợi thế về vị trí và hạ tầng, như khu vực quận 7, quận 2…, vì quỹ đất đẹp ở những khu vực này không còn nhiều.

Tương tự, theo TS. Đinh Thế Hiển – chuyên gia kinh tế, hai kênh đầu tư phổ biến và hấp dẫn phần lớn các nhà đầu tư hiện nay là chứng khoán và bất động sản. Với những nhà đầu tư có tiềm lực lớn, nếu chia sẻ nguồn vốn vào thị trường bất động sản lúc này sẽ là quyết định thông minh.

“Lĩnh vực bất động sản đang xuất hiện nhiều tin xấu, nhưng chính đó là thời cơ vàng để đầu tư, vì giá bất động sản không thể xuống thấp hơn nữa”, ông Hiển nhận định và cho rằng, phân khúc đầu tư hấp dẫn nhất lúc này vẫn là quận 7, quận 9, quận 2…, vì ở những khu vực này, hạ tầng đang trong giai đoạn hoàn chỉnh và tiềm năng sinh lợi rất cao.

Còn theo ông Hùng, một nhà đầu tư chứng khoán và bất động sản chuyên nghiệp, chứng khoán và bất động sản đều là những kênh đầu tư hấp dẫn.

“So với bất động sản, đầu tư vào thị trường chứng khoán hiện nay có lợi thế hơn, vì tính thanh khoản cao và không nhất thiết bắt buộc phải có nguồn vốn lớn. Tuy nhiên, trong đầu tư, không nên “bỏ tiền vào một giỏ”, nên tôi đã phân tán một phần vốn sang bất động sản. Rót tiền vào bất động sản lúc này tuy có sớm, nhưng đó là sự “đón đầu” cần thiết, bởi giá bán tại nhiều dự án bất động sản hiện nay đã về đến đáy, nên không thể xuống thấp hơn”, ông Hùng nói.

(Theo Báo Đầu tư)


Mục tiêu

Trở thành tỷ phú từ đầu tư bất động sản.

calendar

Tháng Mười Một 2009
H B T N S B C
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30  

Blog Stats

  • 717 117 lượt truy cập

Thống kê chi tiết từ 26/5/2010